Tiếng ViệtVI
Tiếng ViệtVI

Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ đơn giản

February, 09 2022

Tính đến hết năm 2022, Mỹ (Hoa Kỳ) là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù bị ảnh hưởng phần nào bởi đại dịch Covid 19 (Corona) nhưng giao thương về sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Mỹ vẫn đạt mức tăng trưởng đáng kể. Theo số liệu thống kê thì ngoài việc Mỹ là nước tiêu thụ sản phẩm gỗ của Việt Nam nhiều nhất, thì Việt Nam cũng là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho thị trường xứ cờ hoa, chiếm đến hơn 37.2% thị trường Mỹ.

THU-TUC-XUAT-KHAU-DO-GO-QUA-MY

                      Thủ tục xuất khẩu gỗ qua Mỹ đơn giản

Đến nay, Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng trong việc khai thác và phát triển thị trường gỗ xuất khẩu sang Mỹ. Nhưng không ít doanh nghiệp còn băn khoăn về thủ tục, quy trình xuất khẩu sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Mỹ như nào ? Có phức tạp không ? Bài phân tích dưới đây của Legend Cargo logistics sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về việc xuất khẩu hàng gỗ đi Mỹ. Từ đó tận dụng được những cơ hội có được từ những chính sách hỗ trợ của chính phủ, hiệu quả của các hiệp định FTA mà Việt Nam đã kí.
Sản phẩm gỗ xuất khẩu
Các sản phẩm gỗ xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mỹ (Hoa Kỳ)
Liên tục trong nhiều năm qua, sản phẩm gỗ xuất của Việt Nam sang Mỹ (Hoa Kỳ) luôn đạt mức tăng trưởng dương 2 chữ số. Dưới đây là các sản phẩm gỗ xuất khẩu chính của Việt Nam:
– Gỗ viên nén: là một loại nhiên liệu sinh học được dùng khá phổ biến, và cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
– Gỗ dăm: là nguyên liệu đầu vào trong sản xuất bột giấy, gỗ nén, làm nhang, ván dăm,…
– Gỗ tròn/đẽo vuông thô: là nguyên liệu gỗ ở dạng thô
– Gỗ xẻ: HS code gỗ xẻ thanh thường có HS code thuộc nhóm 4407
– Ván sợi: loại ván được ép thành tấm từ bột nghiền, ván thông dụng được sản xuất với các loại sau: siêu cứng, nửa cứng, mềm, nửa mềm… Loại siêu cứng có bề dày từ 3-4mm, loại cứng có chiều dày từ 3-6mm, loại nửa cứng từ 4-8mm.
– Gỗ dán: HS code của gỗ ván ép (gỗ dán) thuộc nhóm 4412. Có thể áp theo thực tế hàng, HS code 44123100, 44123300, 44123400 và 44123900
– Sản phẩm nội thất từ gỗ: nội thất phòng ăn, ghế ngồi, đồ mộc dân dụng,…
Hồ sơ xuất khẩu hàng hóa gỗ đi Mỹ (Hoa Kỳ)
Để xuất khẩu thành công một lô hàng gỗ đi Mỹ, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan như sau:
– Tờ khai hải quan
– Hợp đồng mua bán (Sales contract)
– Phiếu đóng gói (Packing List)
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Bảng kê lâm sản (bảng kê gỗ) có dấu xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại theo mẫu được quy định trong Nghị định 102/2020/NĐ-CP
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chuẩn bị thêm CO form B, Giấy kiểm dịch và hun trùng hàng hóa trước khi xuất khẩu (Tùy theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu).
Những lưu ý khi xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
(1) Một trong những lưu ý khi xuất khẩu gỗ đi Mỹ (Hoa Kỳ) là Hồ sơ lâm sản. Đây là chứng từ bắt buộc đối với hồ sơ xuất khẩu gỗ và sản phẩm lâm sản nói chung. Theo thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT :“Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.”
(2) Lưu ý thứ hai là về Giấy chứng nhận kiểm dịch (phytosanitary certificate) và hun trùng sản phẩm (fumigation). Mặc dù đây không phải là quy định bắt buộc của cơ quan quản lý, nhưng 2 loại chứng từ này thường được các nhà nhập khẩu phía nước ngoài yêu cầu để đảm bảo về chất lượng, và độ an toàn của sản phẩm.
(3) Một lưu ý nữa là Giấy chứng nhận xuất xứ (CO-Certificate of Origin) cho sản phẩm gỗ
CO form B đi Mỹ
Giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm gỗ xuất khẩu đi Mỹ (Hoa Kỳ)
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ rất quan trọng về quy tắc xuất xứ. Hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt là gỗ, đều phải cung cấp được CO form B.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin cấp CO mẫu B đi US
Trước hết, doanh nghiệp chủ hàng xuất khẩu cần phải đăng ký tài khoản trên hệ thống COMIS của VCCI. Sau đó, chuẩn bị hồ sơ bản cứng như sau:
– Vận đơn đường biển-Bill of Lading
– Hóa đơn thương mại-Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói-Packing List
– Tờ khai hải quan (đã thông quan)
– Bản giải trình quy trình sản xuất: Sao y bản chính (Giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào)
– Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Sao y bản chính (Thể hiện rõ trong sản phẩm có bao nhiêu % nguyên liệu A, bao nhiêu % nguyên liệu B)
– Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu: Sao y bản chính (trong trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (trong trường hợp doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu)
– Hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu: Sao y bản chính + mang bản gốc để đối chiếu (trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu là công ty thương mại, không trực tiếp sản xuất mà mua sản phẩm về đề xuất khẩu đi)
Thời gian xin cấp CO form B là bao lâu ?
Khi nộp hồ sơ xin cấp CO, doanh nghiệp cần quan tâm đến mất bao nhiêu thời gian để cầm được bộ CO trên tay. Tránh việc đợi chờ, phát sinh những chi phí không đáng có. Thời gian thông thường khi xin cấp CO form B là 1-2 ngày. Tuy nhiêu, chủ hàng phải chuẩn bị hồ sơ chính xác, đầy đủ, tránh trường hợp bị bác hồ sơ.Được thành lập và phát triển từ 2019, Legend Cargo Logistics là đơn vị cung cấp dịch vụ hậu cần chuyên nghiệp hàng đầu tại Mỹ. Chúng tôi luôn là lựa chọn uy tín của quý khách hàng khi cần hoàn thiện thủ tục và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Thế mạnh của Legend Cargo logistics:
– Thế mạnh về năng lực vận tải: Legend Cargo Logistic nhận vận chuyển đường biển đi các cảng biển của Mỹ (Hoa Kỳ) chuyên tuyến: Long Beach, Norfolk, Los Angeles, New York, Savannah, Houston, Boston,…
– Thế mạnh về khả năng vận hành kho bãi và phân phối hàng hóa
– Thế mạnh trong việc tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
– Đặc biệt, chúng tôi hỗ trợ khách hàng là nhà máy, doanh nghiệp khu chế xuất khi quyết toán thuế, lên định mức sản phẩm.

yêu cầu báo giá